Mệnh đề quan hệ (relative clause) – Cách dùng và bài tập có đáp án

1. Mệnh đề quan hệ là gì? (Relative clauses)

Mệnh đề quan hệ (MĐQH) là một mệnh đề đứng sau danh từ hoặc đại từ, giúp bổ nghĩa cho danh từ hoặc đại từ đó.

Để giải thích rõ hơn về định nghĩa trên chúng ta đi sâu vào cách thức hoạt động của MĐQH

Ví dụ:

– Muốn nói cô gái kia là bạn gái của Trung, chúng ta nói:

  • The girl is Trung’s girlfriend

– Nhưng nếu chỉ nói thế thì người nghe sẽ không biết cô gái kia là cô gái nào. Để nói rõ hơn thì ta sẽ nói

  • She is sitting next to me.

– Bạn hoàn toàn có thể nói hai câu trên như vậy, tuy nhiên cả hai câu đều chỉ về 1 chủ thể là “she” nên bạn có thể nói gộp thành 1 câu. Lúc này chúng ta có thể sử dụng MĐQH

  • The girl is Trung’s girlfriend. She is sitting next to me. → The girl who is sitting next to me is Trung’s girl friend.

2. Mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định.

Mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định

MĐQH xác định và MĐQH không xác định

2.1. Mệnh đề quan hệ xác định (Defining relative clauses)

Mệnh đề quan hệ xác định (Mệnh đề quan hệ giới hạn) là loại mệnh đề bắt buộc phải có trong câu để bổ nghĩa cho danh từ, nếu không danh từ sẽ không có nghĩa hoặc nghĩa thay đổi hoàn toàn.

Ví dụ:

  • The girl who is sitting next to me is Trung’s girl friend.

Nếu chỉ nói là “The girl is Trung’s girlfriend” thì chắc chắn người nghe sẽ hỏi lại cô gái đó là cô gái nào? Do đó thông tin trong MĐQH “who is sitting next to me” là vô cùng quan trọng.

Mệnh đề quan hệ xác định thì không cần được ngăn cách bởi dấu phẩy.

2.2. Mệnh đề quan hệ không xác định (Non-defining relative clauses)

Mệnh đề quan hệ không xác định là mệnh đề cung cấp thêm thông tin về người hoặc vật, không có nó thì câu vẫn đủ nghĩa.

Ví dụ:

  • Ms. Nhan, who taught me English, is getting married next week.

Nếu không dùng MĐQH thì người nghe sẽ không biết chuyện Cô Nhạn là người dạy tiếng Anh cho bạn, nhưng người nghe vẫn hiểu được là nói về cô Nhạn. Thông tin MĐQH“who taught me English” có cũng được không có cũng được

Mệnh đề quan hệ không xác định phải được ngăn cách bởi dấu phẩy.

3. Đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ

3.1. Đại từ quan hệ

Đại từ quan hệ Cách dùng Cấu trúc Ví dụ
Who Thường dùng làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc có thể thay thế các danh từ chỉ người. …. N (person) + Who + V + O The woman who I met yesterday is a doctor.
Whom Thường dùng để làm tân ngữ hoặc thay thế cho các danh từ chỉ người. …. N (person) + Whom + S+V + O The lawyer whom she hired is very experienced.
Which Thường dùng để làm chủ ngữ, tân ngữ, dùng để thay thế cho các danh từ chỉ vật. ….N (thing) + Which + V + O
Hoặc
….N (thing) + Which + S + V
The book which I found is very interesting.
That – Thường dùng làm chủ ngữ, tân ngữ để thay cho cả danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật (who, whom,which).
– Thay thế cho một nhóm bao gồm cả người và vật
– That thường dùng thay thế cho các đại từ bất định như anyone, someone, somebody, anybody,…
– That sẽ không dùng trong các mệnh đề quan hệ không xác định
The gift that I bought yesterday is for my mother.

Everything that he said to me was a lie.

Whose Dùng để chỉ sự sở hữu của người và vật. …. N (person, thing) + Whose + N + V The man whose car I borrowed was very kind.

3.2. Trạng từ quan hệ.

Trạng từ quan hệ Cách dùng Cấu trúc Ví dụ
Why Thường dùng cho các mệnh đề chỉ lý do, sử dụng thay cho for that reason hoặc for the reason. …..N (reason) + Why + S + V … The reason why she couldn’t attend the meeting was that she was feeling unwell.
Where Dùng để thay thế từ chỉ nơi chốn, dùng thay cho there. ….N (place) + Where + S + V
(Where = ON / IN / AT + Which)
The hotel wasn’t very clean. We stayed at that hotel.
When Dùng thay thế cho các từ chỉ thời gian ….N (time) + When + S + V …
(When = ON / IN / AT + Which)
Do you still remember the day when we first met?

Lưu ý:
Trong câu MĐQH, có một lỗi phổ biến, đó là nhầm lẫn giữa ĐẠI TỪ quan hệ và TRẠNG TỪ quan hệ Để tránh nhầm lẫn, chúng ta cần chú ý là:

  • Nếu đang ám chỉ đến chủ ngữ hay tân ngữ, dùng đại từ quan hệ.
  • Nếu đang ám chỉ đến trạng ngữ (các trạng từ hay cụm giới từ), dùng trạng từ quan hệ.

4. Cách rút gọn mệnh đề quan hệ

4.1. Đại từ quan hệ đóng vai trò là tân ngữ.

Đối với MĐQH đóng vai trò là tân ngữ thì sẽ lược bỏ đại từ quan hệ, nếu có giới từ trước đại từ quan hệ thì đảo giới từ ra cuối mệnh đề.

Ví dụ:

  • The girl whom my sister is talking to is my best friend → The girl my sister is talking to is my best friend 

4.2. Đại từ quan hệ đóng vai trò là chủ ngữ.

4.2.1. Rút gọn bằng cách dùng V-ing

Nếu MĐQH là mệnh đề chủ động thì sử dụng V-ing.

Ví dụ:

  • The cat which is running on the street is mine →The cat running on the street is mine

4.2.2. Rút gọn bằng cách dùng V3/ed

Nếu MĐQH là mệnh đề bị động thì rút thành cụm quá khứ phân từ (V3/ed).

Ví dụ:

  • The boy who is touched by Lien is my younger brother → The boy touched by Lien is my younger brother

4.2.3. Rút gọn bằng cách dùng to Verb

MĐQH được rút thành cụm động từ nguyên mẫu (To-infinitive) nếu trước đại từ quan hệ có các cụm từ: the first, the second, the last, the only hoặc hình thức so sánh hơn nhất.

Ví dụ:

  • The first man who comes to the office will have to clean the room →The first man to come to the office will have to clean the room

5. Bài tập mệnh đề quan hệ.

I. FILL THE BLANKS WITH RELATIVE PRONOUNS IF NECESSARY.

1. Can you remember the girl showed you the way?

2. The dog we heard last night is a bulldog.

3. The friends you are living with phoned you yesterday.

4. The money we spend on magazines should be spent on books.

5. The doctor visited your mother is very famous.

6. Where is the library you borrowed those books from?

7. People live in glass houses shouldn't throw stones.

8. The street leads to the school is being repaired.

9. Here is the man dog bit you.

10. I know somebody lives in the town where you were born.

11. The key you were looking for was behind the cupboard.

12. The town we've just passed through was completely destroyed during the war.

13. That's the poet poems are so successful.

14. The plane has just landed comes from Paris.

15. I had my passport in the case I lost.

16. The chair you are sitting on belonged to my grandmother.

17. The oranges I bought yesterday aren't very good.

18. That's the toy my son enjoys playing with.

II. COMBINE THE FOLLOWING PAIR OR GROUPS OF SENTENCES, USING RELATIVE PRONOUNS.

III. WRITE RELATIVE CLAUSES WITHOUT USING THE RELATIVE PRONOUNS AND RELATIVE ADVERBS

IV. CHOOSE THE RIGHT ANSWER FOR THE QUESTIONS

1. We spent our holiday in Scotland last year. Scotland is in the north of Great Britain.

2. People live in Scotland. They are called Scots.

3. We first went to Edinburgh. Edinburgh is the capital of Scotland.

4. Arthur Conan Doyle was born in Edinburgh. He wrote the Sherlock Holmes stories.

5. Then we visited a lake. It is in the Highlands.

 

 

Add a Comment

Your email address will not be published.